đọc tin nhanh

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt và rất khó sử dụng thuốc mỗi khi bị ốm, bởi nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng thai nhi gây dị tật, sảy thai hoặc các nguy hiểm khác cho cả mẹ và con. Vậy bạn đã biết các bệnh bà bầu thường gặp phải chưa? Cùng tìm hiểu các căn bệnh này và cách phòng tránh nhé!

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán kịp thời để điều trị có thể gây dị tật cho thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con sản phụ.

Nguyên nhân của căn bệnh này do quá trình mang thai các bà bầu thường đưa vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm hơn bình thường, nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và con. Cơ thể lúc này bị quá tải và không đáp ứng đủ nhu cầu insulin khiến đường máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng của căn bệnh này cũng tương tự các những triệu chứng khi mang thai như thèm ăn, ăn nhiều, hay đói, khát nước, tiểu nhiều… Chính vì vậy các bà bầu thường khó phát hiện dựa theo triệu chứng.

Sản giật – Tiền sản giật

Căn bệnh này nguy hiểm và cũng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng nhận biết là tăng huyết áp, phù mặt, phù tay chân, xét nghiệm nước tiểu có nhiều đạm.

Tiền sản giật - tai biến sản khoa nguy hiểm và cách phòng ngừa | Vinmec

Nếu căn bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ có thể gặp các vấn đề như nhau bong non, xuất huyết, rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân của tiền sản giật vẫn chưa rõ ràng. Hầu hết các lý thuyết cho rằng nguyên nhân có thể do sự phát triển bất thường của thai nhi, vấn đề về mạch máu, hệ thống miễn dịch hoặc các yếu tố di truyền.

Thiếu máu

Những con số thống kê gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ mang thai có triệu chứng thiếu máu não. Đây không phải là bệnh nguy hiểm bởi thực tế, chỉ cần phát hiện và kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.

Vì sao mẹ bầu phải bổ sung sắt?

Do dinh dưỡng cần nuôi thai rất lớn nên các bà bầu thường thiếu máu gây mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Do lười uống sắt, hoặc uống không hấp thu hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng khiến tình trạng này nặng hơn. Một số sản phụ có thể bị giun kim, giun lươn hoặc 1 số nguyên nhân khác gây thiếu máu mạn tính.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45 mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”.

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng từ thực phẩm, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất từ đông trùng hạ thảo. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng chất dinh dưỡng trong dược liệu này cụ thể như sau: Acid cordyceptic, adenosine, cordycepin, khoảng 17 loại acid amin, D-mannitol, chất hydroxy-ethyl-adenosine-analogs…

Dông Trùng Hạ Thảo: Tác Dụng, Cách Dùng & Giá Bán 2021 - Khỏe Đẹp - Liferay

Với nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng trên, đông trùng hạ thảo mang lại rất nhiều công dụng quan trọng như:Tăng cường đề kháng phòng tránh được những căn bệnh thường gặp, cung cấp cho phụ nữ mang thai nhiều chất dinh dưỡng như: acid amin, khoáng chất, vitamin, polysaccharide và nhiều nguyên tố vi lượng. Hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, kích thích sự phát triển bộ não thai nhi. 

Tuy nhiên, bà bầu nếu muốn dùng đông trùng hạ thảo cần cân nhắc và sử dụng với liều lượng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể mua Đông trùng hạ thảo trên Shop Thương gia & Thị trường theo đường link sau: 

https://thuonggiathitruong.shop/danh-muc-san-pham/vitamin-thuc-pham-chuc-nang/