Ðợi và đợi
Tháng 9/2018, khi dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bắt đầu chạy thử các đoàn tàu đầu tiên, Bộ GTVT (chủ đầu tư) và người dân kỳ vọng sau khoảng 6 tháng sẽ hoàn thành để khai thác thương mại. Tuy nhiên, dự án kéo dài tới nay vẫn chưa rõ ngày khai thác. Do dự án này nhiều lần chậm đưa vào khai thác so với kế hoạch (tới nay đã hơn 10 lần), trong báo cáo gửi các cấp, ngành, trả lời cử tri và trả lời báo chí vào tháng 9/2019, đại diện Bộ GTVT đã nhận một phần trách nhiệm trên cương vị chủ đầu tư. Ngoài ra, Bộ GTVT còn chỉ rõ trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đường sắt, các nhà thầu, kể cả của UBND TP Hà Nội (về chậm giải phóng mặt bằng)… “Bộ GTVT đang rà soát, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan, khi nào có sẽ công bố”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời báo chí như vậy cách đây gần 2 năm.
Từ đó tới nay, mỗi lần đề cập kết quả xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, Bộ GTVT đều nói “đang xem xét”. Thực tế, cử tri các địa phương, các chuyên gia đều yêu cầu Bộ GTVT phải xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm tiến độ dự án trên.
Địa phương, các chuyên gia đều yêu cầu Bộ GTVT phải xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm tiến độ dự án trên.
Từ đó tới nay, mỗi lần đề cập kết quả xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, Bộ GTVT đều nói “đang xem xét”. Thực tế, cử tri các địa phương, các chuyên gia đều yêu cầu Bộ GTVT phải xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm tiến độ dự án trên.
Về lý do tuyến đường sắt trên lỡ hẹn đưa vào khai thác dịp 30/4 và 1/5 theo cam kết với Chính phủ và công bố với người dân, Bộ GTVT cho biết, ngày 29/4, Tư vấn ACT (của Pháp) mới ban hành Chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án này. Cùng ngày, Bộ GTVT đã báo cáo nghiệm thu gửi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng kiểm tra Nhà nước). Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau đã bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, nên Bộ GTVT dự kiến, Hội đồng kiểm tra Nhà nước sẽ xem xét, đánh giá và ra thông báo về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư sau kỳ nghỉ lễ. Trong khi đó, thông báo của Hội đồng kiểm tra Nhà nước là cơ sở để Bộ GTVT, UBND TP.Hà Nội và Tổng thầu (Trung Quốc) hoàn tất thủ tục bàn giao dự án để đưa vào khai thác.
Theo Bộ GTVT, trong tháng 4/2021, Ban Quản lý dự án Đường sắt (đại diện chủ đầu tư) và Công ty Metro Hà Nội (đơn vị khai thác dự án của UBND TP.Hà Nội) đã hoàn thành kiểm đếm, bàn giao hồ sơ, tài sản dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
“Hiện tại, các điều kiện kỹ thuật của dự án đã đảm bảo để vận hành, nhưng hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra, xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn ACT, Hội đồng kiểm tra Nhà nước, do đó không đưa vào vận hành khai thác chính thức như mong muốn vào dịp lễ 30/4-1/5. Bộ GTVT rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm của nhân dân và toàn xã hội”, lãnh đạo Bộ GTVT chia sẻ.
Nhùng nhằng thủ tục
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông kết thúc chạy thử toàn hệ thống từ cuối tháng 12/2020. Sau đó, Tư vấn ACT đưa ra 16 khuyến cáo cần khắc phục mới cấp chứng nhận an toàn hệ thống. Các nội dung khuyến cáo này phải tới ngày 22/4, các bên mới hoàn thành, hoặc cam kết thực hiện (một số nội dung sẽ đầu tư bổ sung trong giai đoạn khai thác). Do đó, phải tới ngày 29/4/2021, Tư vấn ACT mới ban hành được chứng nhận an toàn hệ thống cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Trước đó, Tư vấn ACT đã đưa ra 13 báo cáo an toàn, sau khi đánh giá 263 nội dung chuyên ngành công trình; 76 mối nguy hiểm, 31 chức năng an toàn và quản lý rủi ro của 11 chuyên ngành thiết bị; sự thuần thục của nhân sự trong xử lý 10/63 tình huống khẩn cấp. Cùng với đó, 16 nội dung khuyến cáo cần khắc phục ở báo cáo thứ 13, sau khi các bên thực hiện (hoặc cam kết thực hiện), Tư vấn ACT đã đánh giá và cấp chứng nhận an toàn.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông khởi công từ tháng 10/2011, với kế hoạch hoàn thành năm 2016, nhưng chậm tiến độ tới nay. Dự án có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là 669,6 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án do Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm Tổng thầu.
Theo Bộ GTVT, khi ký hợp đồng đánh giá an toàn hệ thống với Tư vấn ACT (tháng 6/2017), tư vấn thực hiện đánh giá toàn bộ dự án. Tư vấn tham gia giai đoạn sau, trong khi dự án này đã khởi công từ năm 2011, nhiều hạng mục đã hoàn thành như: thiết kế, đấu thầu mua sắm thiết bị, xây lắp công trình, sản xuất đoàn tàu… Do đó, việc cung cấp tài liệu trước năm 2017 gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. Thậm chí, với tài liệu an toàn đoàn tàu, phải tới ngày 2/4/2021, Tổng thầu mới khẳng định không thể cung cấp thêm tài liệu theo yêu cầu của Tư vấn ACT, do Trung Quốc không quy định đánh giá an toàn với đoàn tàu có người lái. Tới ngày 7/4, Tổng thầu gửi kèm thư xác nhận chịu trách nhiệm về chất lượng đoàn tàu, các thư cam kết của đơn vị sản xuất đoàn tàu, làm cơ sở để Tư vấn ACT cấp chứng nhận an toàn.
Theo Tiền Phong