đọc tin nhanh

Một giáo sư Nhật Bản đã nhận xét một cách xác đáng: “Hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam (và các nước Đông Nam Á) bắt đầu từ những cánh đồng lúa”. Từ xa xưa đến nay, ở Việt Nam và Thái Lan nông nghiệp luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống tồn tại xã hội con người và quyết định sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Trên con đường xây dựng và phát triển xã hội hiện đại, chính phủ hai nước Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra hàng loạt các chính sách linh hoạt, phù hợp và hoạch định các chương trình phát triển kinh tế – xã hội cụ thể nhằm thực hiện thành công nền nông nghiệp tiên tiến dựa trên một nền kinh tế vững mạnh.


Trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra nhanh chóng với những thành tựu tiến bộ cực kỳ lớn lao đã xuất hiện những cơ hội thuận lợi và nhân tố thách thức sự lựa chọn các mô hình phát triển của mỗi quốc gia. Để đảm bảo cho sự thành công bền vững và lâu dài của mỗi quốc gia – dân tộc trong thế giới chuyển động không ngừng đòi hỏi sự hợp tác rộng rãi và liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế trên bình diện quốc tế và khu vực.
Bản chất của cách mạng 4.0 là liên kết thông qua sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện kỹ thuật. Hàm lượng tiến bộ của cách mạng 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

PGS.TS Ngô  Thị Phương Lan –

Hiệu trưởng trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG – HCM

Hiện nay ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đang trở thành vấn đề được các nhà khoa học, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp quan tâm.
So với Việt Nam và một số nước trên thế giới, Thái Lan có điều kiện thuận lợi tiến hành cách mạng trong nông nghiệp sớm hơn và đạt được rất nhiều kết quả rực rỡ. Những thành công và hạn chế trong phát triển của Thái Lan đã đem đến nhiều bài học và kinh nghiệm hết sức cần thiết và quý giá cho các nước bắt đầu hiện đại hóa trong nông thôn muộn hơn, như Việt Nam. Tranh thủ cơ hội về thời gian và tìm kiếm cách thức hoạt động nhằm nối kết các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý phát triển nông nghiệp – nông thôn của hai nước Việt Nam và Thái Lan là rất cần thiết. Đây là lý do diễn ra buổi Hội thảo “Khoa học Quốc Tế – Kinh Tế Nông Nghiệp Việt Nam – Thái Lan: Các triển vọng hợp tác”. Hội thảo được tổ chức tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Tp.HCM với sự tham dự của Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thái Lan tại TPHCM, Hiệu trưởng trường Đại Học KHXH & NV Tp. HCM, các nhà Khoa học, các chuyên gia, các giảng viên, các nhà quản lý các trường Đại Học, Học viện và các Sở – Ban ngành…

Bà Ureerat Ratanaprukse – Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thái Lan tại TP.HCM.

Hội thảo là diễn đàn để hai nước trao đổi về lý thuyết, chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng phát triển nông nghiệp – nông thôn của Việt Nam và Thái Lan, phát hiện các cơ chế hợp tác mới giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và quản lý liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp.

PGS.TS Hoàng Văn Việt

GĐ TT Nghiên cứu Thái Lan, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG -HCM

Đây là hoạt động quan trọng có ý nghĩa khởi đầu trong sự hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan.

Bài: PGS.TS. Hoàng Văn Việt

Ảnh: Ngọc Phượng