Là nghệ sĩ và là một Phật tử với pháp danh Nguyên Thọ, Trịnh Công Sơn có cách cảm nhận về Phật giáo của riêng mình. Theo đó, triết lý đạo Phật đã đi vào thế giới thanh âm và làm nên một trong những nét riêng của “dòng nhạc Trịnh”.
Trong một lần chia sẻ với báo Giác Ngộ, cũng vào tháng 4-2021, ông bộc bạch những suy tư của mình:
“Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được, còn có lời kinh kệ vô tình năm ở đấy.
Không hiểu sao, những năm gần đây, tôi thường nghĩ về Phật giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hàng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi.
“Với tôi, Phật giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống”‘ – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
… Tôi không quan niệm tìm đến với Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một cơn lũ dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi “Ngộ” ra đời. “Thấy” và “Biết” và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười hàm tiếu mà La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995, tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài “Sóng về đâu”. Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ: “Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi svaha”.
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình”.
Trịnh Công Sơn được sinh ra ở Đông Lâm, ở vùng cao nguyên trung tâm của Việt Nam vào ngày 27-2-1939, được nuôi dưỡng trong một gia đình Phật giáo bởi cả hai cha mẹ đều làm thơ.
Cha ông đã bị giam cầm vài năm trong thời niên thiếu của ông ở TP.Buôn Ma Thuột vì sự phản kháng mạnh mẽ của ông đối với Chiến tranh Việt Nam.
Trên thực tế, khoảng 10 tuổi, ông đã sống một năm với cha của ông trong nhà tù Thừa Phủ.
Trịnh Công Sơn được đào tạo tại trường Lycée Francais ở cố đô Huế, ông cũng học triết học tại Lycée Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn.
Đầu tiên Trịnh Công Sơn làm giáo viên trước khi xoay vòng sự nghiệp để trở thành nhạc sĩ trong những năm 1950.
Những bài hát của ông phản đối Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là những bài trong bộ sưu tập năm 1966 Bài hát của Golden Skin, được các binh sĩ ở cả hai phía của cuộc xung đột yêu thích.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Trịnh Công Sơn đã viết những bài hát về sự thống nhất của miền Bắc và miền Nam Việt Nam.