Người xưa nói kinh doanh phải có đạo đức thì mới lâu bền. Chữ tâm là một nội hàm quan trọng trong đạo đức, vì thế khuyên con người làm gì cũng phải có tâm, phải dụng tâm thì mới thành. Người kinh doanh giàu có phải có tâm đức mới được nể trọng và là điều mong mỏi của xã hội.
“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Thiết nghĩ, một trong những biểu hiện của Tâm sáng là sự chân thật. Chân thật với chính mình và những người khác. Chân thật trong kinh doanh được hiểu là không lừa dối trong kinh doanh, chân thật trong những gì cam kết với khách hàng. Chân thật là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng. Phỏng ạ?
Ngoài việc xây dựng thương hiệu bằng chính sự chân thật trong kinh doanh, người doanh nhân ngày nay cũng thể hiện cái tâm của mình bằng việc từ thiện. Chúng ta đã chứng kiến những người giàu có nhất trên thế giới đang lập những quỹ từ thiện để giúp đỡ người nghèo. Nhiều người giàu còn hiến toàn bộ, hoặc phần lớn tài sản cho từ thiện. Điều ấy đã nói lên rằng, kiếm tiền không phải là mục đích tối hậu của các doanh nhân, mà kiếm tiền sao cho có đạo đức, có nhân văn, minh bạch, chính đáng.
Theo thống kê vào năm 2019 cho biết Có 90 tỷ USD, Bill Gates làm từ thiện 41 tỷ USD.
Các doanh nhân giàu có cũng nói rằng tiền không phải là động lực, mà họ mong mỏi xã hội tiến tới công bằng, tốt đẹp, nhân văn trong khi bảo vệ môi trường thiên nhiên vì sự bền vững của trái đất chúng ta.
Cuộc đời có nhân có quả, kinh doanh cũng không ngoại lệ
Nói đến nhân quả trong kinh doanh, chẳng cần chỉ mặt đặt tên cụ thể mà chúng ta có thể lấy ngay bài học từ Trung Quốc. Có thể thấy, chất lượng sụt giảm của thực phẩm và hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc do chứa nhiều hoá chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng được phát hiện tại nhiều nước trong thời gian gần đây không những khiến cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phá sản mà còn làm giảm sụt nghiêm trọng uy tín của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Trào lưu tẩy chay hàng Trung Quốc của cư dân mạng Ấn Độ
Hay hẳn nhiều người còn nhớ nhà tài phiệt Trần Quang Tiêu, giám đốc điều hành Công ty xử lý chất thải xây dựng Trần Quang Tiêu (Trung Quốc) đã từng nói vào năm 2010 “Tôi không muốn trở thành nô lệ của tài sản của mình”. Ông cũng thường xuyên làm từ thiện với số tiền khổng lồ và tuyên bố sẽ quyên góp toàn bộ tài sản của mình sau khi ông chết. Thế nhưng sau đó, vào năm 2014 trên báo Thanh Niên có đăng tải tin tức “Tỷ phú Trần Quang Tiêu bị tố lừa đảo người vô gia cư Mỹ”
Theo đó Trần Quang Tiêu đã đặt một trang quảng cáo trên báo Mỹ mời 1.000 người nghèo Mỹ đến ăn trưa miễn phí với tổng trị giá bữa ăn lên đến 1 triệu USD tại thành phố New York vào ngày 25.6. Ông Tiêu tuyên bố cho mỗi người 300 USD sau bữa ăn.
Tuy nhiên, sau bữa ăn ngày 25.6, những người vô gia cư đã bức xúc vì không được trao 300 USD, theo AFP. Họ cho rằng đã bị ông Tiêu lợi dụng để quảng cáo hình ảnh của ông ta trên báo đài. Cư dân mạng xã hội Trung Quốc Sina Weibo lên tiếng chỉ trích ông Tiêu là đạo đức giả, lừa đảo, một tên hề. Và sau đó dù có làm từ thiện vô số lần thì người tỷ phú này cũng không thể nào lấy lại được lòng tin từ công chúng.
Bài đăng có nội dung ông Trần Quang Tiêu bị người vô gia cư tố lừa đảo đăng tải trên Báo Thanh Niên
Nhân Quả luôn đồng hành trong cuộc sống và kinh doanh. Vì lợi ích của khách hàng và xã hội, doanh nhân đưa ra sản phẩm tốt thì sẽ sản phẩm đó dễ dàng được tiêu thụ. Sản phẩm tiêu thụ được nhiều thì lợi nhuận sẽ cao.
Ngẫm cho cùng, nếu là người có tầm nhìn xa, người kinh doanh sẽ đưa doanh nghiệp sẽ tránh xa với những cám dỗ tức thời do “ăn xổi ở thì”, đi tắt bằng cách sao chép mô hình kinh doanh, làm hàng giả, hàng nhái. Vì làm hàng giả, hàng nhái thì không thể xây dựng uy tín, xây dựng thương hiệu được. Xây dựng chữ tín không khác gì xây dựng thương hiệu, một con đường gần như bắt buộc để dẫn đến thành công.