đọc tin nhanh

Hơn nửa đời người, mang tiếng có nhà phố cổ song ông Hoàng Văn Xuân chưa bao giờ được sinh hoạt thoải mái trong că nhà của mình. Vì thế, niềm mơ ước của ông cũng giản đơn hơn bao giờ hết… muốn được đứng vươn vai.

Nhà của ông Hoàng Văn Xuân (53 tuổi) nằm sâu trong ngõ 44, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Gọi là nhà song diện tích chưa đầy 5m2. Nhìn từ bên ngoài, nhà của ông Xuân không khác gì cái hộp diêm, xung quanh được bao bọc bởi những bức tường xi măng lâu ngày đã ẩm mốc, từng mảng tường loang lổ. Thế nhưng, đây là nơi ông sinh ra và gắn bó hàng chục năm nay.

Mong muốn lớn nhất của ông là có một ngày được đứng thẳng trong ngôi nhà của chính mình (Ảnh: Dân Việt)

Mong muốn lớn nhất của ông là có một ngày được đứng thẳng trong ngôi nhà của chính mình (Ảnh: Dân Việt)

Nhà chỉ cao 1,2m, chiều rộng 2m và dài 3m nên bao năm qua mọi sinh hoạt của ông Xuân vô cùng vất vả. Mùa đông hay mùa hè, nhà đều phải bật quạt để tránh ngột ngạt, khó thở. Quanh năm người đàn ông tóc đã điểm bạc này chi biết dùng tư thế quỳ mới ngồi lọt trong nhà. Nhà lâu ngày ẩm mốc, thấm dột khiến những tường bong tróc. Không ít lần đang nằm ngủ ông Xuân bị mảng tường rơi trúng đầu.
Để vào nhà, ông Xuân phải leo lên một cái thang  (Ảnh: Dân Việt)

Để vào nhà, ông Xuân phải leo lên một cái thang (Ảnh: Dân Việt)

Lối đi vào chật hẹp  (Ảnh: Dân Việt)

Lối đi vào chật hẹp (Ảnh: Dân Việt)

“Nói là nhà nhưng nó còn bé hơn nhà vệ sinh của những gia đình khác. Mọi người vẫn gọi nhà của tôi là nơi ở trong con ngõ nhỏ nhất, sống trong ngôi nhà nhỏ nhất, ở khổ nhất… Bao năm nay tôi toàn phải ngồi, nằm. Đến mặc áo phải quỳ chân, còn mặc quần phải nằm ngửa ra cơ cực vô cùng. Tôi ao ước được đứng trong nhà vươn vai nhưng đó là điều chưa bao giờ làm được. Mang tiếng ở phố cổ mà khổ hơn nhà quê”, ông Xuân chia sẻ.

Muốn sinh hoạt được trong nhà, buộc ông Xuân phải quỳ  (Ảnh: Dân Việt)

Muốn sinh hoạt được trong nhà, buộc ông Xuân phải quỳ (Ảnh: Dân Việt)

Căn nhà quanh năm thiếu ánh sáng (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)

Căn nhà quanh năm thiếu ánh sáng (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)

Được biết, ngôi nhà này do bố mẹ ông Xuân để lại. Gia đình ông có 7 anh em, trong đó có 5 trai và 2 gái, phân chia mỗi anh em vài ba mét. Bên cạnh nhà ông là nhà của cậu em trai cùng chung cảnh ngộ. Vì kinh tế khó khăn, quanh năm chạy xe ôm nên ông Xuân cũng chỉ đủ rau cháo qua ngày.

Ẩm thấp, mưa dột và mảng tường loang lổ bong tróc rơi cả vào mặt khi đang ngủ  (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)

Ẩm thấp, mưa dột và mảng tường loang lổ bong tróc rơi cả vào mặt khi đang ngủ (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)

Cảnh nhà chật chội nên khi nào có khách đến chơi, ông Xuân lại mời ra quán nước đối diện ngõ. Ngoài việc ngủ, nghỉ, tránh mưa gió ở nhà thì hầu như lúc nào ông Xuân cũng quanh quẩn ngoài đường.

Cũng chính vỉ điều này, vợ ông Xuân mới bỏ đi và xây dưng hạnh phúc mơi, từ đó đến nay đã 15 năm. Một mình ông và con trai sinh năm 1996 sống dựa vào nhau.

“Tôi và vợ đến với nhau nhờ mai mối, cũng không tìm hiểu không gian sống của nhau trước nên khi về nhà vợ chán nản, khóc rất nhiều. Lúc đó, tôi cũng chỉ biết an ủi vợ và thống nhất chăm chỉ đi làm cùng phấn đấu để mua một căn hộ mới. Hai vợ chồng bảo ban nhau làm ăn với ấp ủ sau này sẽ mua được một ngôi nhà đúng nghĩa”, ông Xuân cho hay.

Mùa đông cũng như mùa hè, ông Xuân phải bật quạt để có không khí  (Ảnh mạng)

Mùa đông cũng như mùa hè, ông Xuân phải bật quạt để có không khí (Ảnh mạng)

Thế nhưng, cuộc sống chẳng như mơ vì ông làm xe ôm bấp bênh, vợ làm tạp vụ. Điều kiện kinh tế không khá lên được, mà sống chung với nhau thấy nhiều cái khó hòa hợp nên người phụ nữ ấy bỏ bố con ông đi tìm hạnh phúc mới. Lúc đó, con trai ông chỉ mới 10 tuổi.

Giờ con trai ông đã trưởng thành, học xong cấp 3 rồi đi làm thuê tận trong Đà Nẵng. Do công việc, nhà chật chội nên bố con ông không còn sống chung với nhau nữa.

Theo lời ông Xuân, lúc chào đời con trai ông chịu khổ nên chỉ nặng 1,5kg. Lớn lên một chút thì mẹ bỏ đi, hai bố con ông cùng nhau sống cảnh cùng cực. Vì hoàn cảnh nên com ông cũng chẳng được học hành đến nơi đến chốn. Lúc còn đi học, cậu con phải nằm bò ra sàn để viết chữ. Dù thương con đến từng khúc ruột, song với công việc không ổn định, ngươi đàn ông này cũng chẳng biết làm gì hơn.

“Mỗi khi về thăm bố, cháu chỉ gặp tôi ở ngoài quán trà đá rồi lại đi, chẳng muốn lên nhà. Mình khổ đủ rồi không muốn con ở đây gắn với mình cả đời ở chốn này được”, ông Xuân tâm sự…

Theo Phunutoday