Từ hai bàn tay trắng, nhưng với việc nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu mua sắm online của nhiều người, anh Văn Chính đã xây dựng được sự nghiệp đáng nể trong giới kinh doanh online.
Chàng trai 9X người Bắc Ninh cho biết ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học đã thích làm kinh doanh. Quãng thời gian khi ấy, ban ngày đi học, chiều đi thực hành, tối về tranh thủ đóng hàng, thậm chí kiêm luôn nghề shipper.
Khi ra trường, dấn thân vào con đường khởi nghiệp kinh doanh, anh thừa nhận bản thân chỉ có 2 bàn tay trắng, thậm chí còn không nhận được sự động viên của gia đình.
Anh Chính cho hay, từ năm 2016, khi sàn thương mại điện tử Shopee có mặt tại Việt Nam, anh đã nhận thấy rất nhiều cơ hội. Từ việc miễn phí vận chuyển tất cả các đơn gửi đi và hoàn về, tới trợ giá cho người bán… Có thể nói, là một mô hình tuyệt rất tốt để anh nhân rộng quy mô kinh doanh của mình là bán hàng đa kênh.
Thời gian đầu, khi bắt đầu với mô hình đa kênh “bỏ trứng vào nhiều giỏ” được anh xây dựng, kết quả khá lẹt đẹt. Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, anh đã dành thời gian để nghiên cứu sâu, nắm bắt những thuật toán được sàn thương mại điện tử này áp dụng.
Sau quãng thời gian tự mày mọ, tự rút kinh nghiệm từ các gian hàng của mình, anh đã nắm chắc các công cụ tư duy và giúp công việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trở nên thuận lợi hơn, số đơn hàng ngày càng nhiều. “Khi bạn muốn kinh doanh ở đâu, phải hiểu sâu ở đó” – anh Văn Chính chia sẻ.
Chàng trai người Bắc Ninh tiết lộ anh đã và đang phát triển hơn 100 gian hàng, thuộc 25 nhóm ngành hàng shopee đứng trong Top 10 với doanh thu mỗi ngày lên tới vài chục triệu đồng.
Nhìn lại những bước thăng trầm đã trải qua, Văn Chính chia sẻ: “Mình chưa bao giờ nghĩ rằng có cái gọi là dễ dàng hơn, mỗi thử thách khó khăn bạn trải qua đều giúp bạn hiểu ra điều đó. Đừng vội than thân trách phận, hãy cảm ơn cuộc đời đã giúp bạn trưởng thành lên từng ngày, mạnh mẽ và cứng cáp để bay cao bay xa đến những phương trời thách thức mới”.
Sau chặng đường chục năm dấn thân vào con đường kinh doanh online và 4 năm bán hàng thực chiến trên các sàn thương mại điện tử đã đưa chàng trai người Bắc Ninh trở thành một trong những diễn giả có tiếng trong lĩnh vực đào tạo kinh doanh online.
Anh cho biết thời gian qua đã giúp đỡ hơn 15.000 học viên từ online tới offline có cơ hội khởi nghiệp và phát triển kinh doanh online trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Chia sẻ về con đường trở thành một diễn giả đào tạo bán hàng anh tâm sự: “Thời gian đầu, tôi chia sẻ kinh nghiệm bán hàng cho những anh em, bạn bè thân thiết. Về sau, tôi thấy mô hình này quá tiềm năng và có livestream chia sẻ kiến thức thì mọi người đăng ký học online rất nhiều, và có nhiều người bàn nhau thuê hội trường, chia tiền hội trường, khuyên tôi nên dạy trực tiếp. Và cứ như thế, chẳng biết từ lúc nào tôi thành một người đào tạo kinh doanh trên shopee”.
Anh cũng cho biết trong những năm trở lại đây, có một làn sóng kinh doanh online nổi lên, rất nhiều người đã từ bỏ những công việc đáng mơ ước như: nhân viên ngân hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng… để chuyển hướng sang kinh doanh online và đã có rất nhiều người trở thành học viên của anh.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc, vì mình đã thay đổi được cuộc sống của rất nhiều người. Từ những đơn hàng đầu tiên, 10 đơn, 20 đơn,….1-200 đơn, thậm chí là 1000 đơn. Có những học viên mua đất, mua nhà, mua xe,… tôi và đội ngũ cộng sự của mình cũng tự ăn mừng với nhau”, chàng trai 9X chia sẻ.
“Thành công của việc đào tạo không phải là show doanh số của người dạy 1-2 tỷ đồng mà là show doanh số, kết quả, sự thay đổi vượt trội mà anh chị em học viên đã làm được, dù chỉ là 1 vài triệu đồng. Nhưng với họ nó lớn lắm, ý nghĩa lắm!” – Anh cho biết thêm.
Từ những vấp ngã và thành công của mình sau chặng đường hơn 10 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, anh Văn Chính biết với những bạn trẻ nếu có đam mê đủ lớn, hãy mạnh dạn dấn thân vào con đường khởi nghiệp.
Tuy nhiên, một điều quan trọng anh cũng lưu ý với những bạn trẻ là: “Vấn đề cốt yếu nhất khi bạn mang đến một dịch vụ, sẽ luôn là chất lượng dịch vụ. Bạn cung cấp được thứ người ta cần, thì chưa chắc người ta đã là khách hàng của bạn, và muốn người ta trở thành khách hàng và gắn bó, bạn phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ, mang đến cả hiệu quả và cảm xúc trải nghiệm”.
Chàng trai người Bắc Ninh cho biết ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đã mở ra cơ hội rất tốt cho những cá nhân, đơn vị trong việc nắm bắt cơ hội chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống chuyển sang kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử.
Trong khi đó, theo thống kê của iPrice Group và SimilarWeb, dưới tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng.
Hầu hết các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng, ứng dụng.
Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đề cập rằng thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, cộng thêm lĩnh vực thương mại điện tử còn mới và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu.
Tập trung vào nguồn nhân lực, tìm kiếm và trọng dụng nhân tài có thể là một trong những yếu tố tạo “sức bật” cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trong thời gian tới.
Theo Dân Việt