đọc tin nhanh

Nguồn nhân lực cho thương mại điện tử và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển thương mại điện tử trong nước.

Năm 2020 kết quả khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử lại giảm nhiều so với các năm trước, một phần cũng do tác động lớn của đại dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nghiệm nhiều vai trò được các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Xét về quy mô doanh nghiệp thì nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử chỉ bằng một nửa so với nhóm các doanh nghiệp lớn.

Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021

Nghệ thuật – vui chơi – giải trí và Thông tin – truyền thông là hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động chuyên trách về thƣơng mại điện tử cao nhất, chiếm lần lượt là 45% và 42% trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tiếp theo sau đó là lĩnh vực Hoạt động tài chính – ngân hàng – bảo hiểm (38%) và Hoạt động chuyên môn – khoa học – công nghệ (31%).

Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn là kỹ năng được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây, 46% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin ngày càng tăng.

Từ mục tiêu phát triển thương mại điện tử bền vững hướng tới năm 2025 thương mại điện tử phát triển đồng đều và thu hẹp khoảng cách giữa hai thành phố trung tâm là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại.

Vai trò của nguồn nhân lực càng được khẳng định rõ, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư lớn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong ứng dụng thương mại điện tử, qua đó phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại điện tử tại nhiều tỉnh thành.

Việc “đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần đuợc quan tâm trong giai đoạn tới”, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2020 của VECOM nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Thương gia & Thị trường