Trong những ngày qua có chuyện xảy ra giữa quỹ đầu tư và doanh nghiệp Ba Huân lên tiếng chấm dứt hợp tác với nhau. Hai bên đã phải nhờ đến can thiệp của các cơ quan trung ương và báo chí vào cuộc rất nhiều. Chúng tôi có dịp phỏng vấn ông Đỗ Nhân (Chris Don) công tác gần 5 năm tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẽ về các quỹ đầu tư và doanh nghiệp muốn huy động vốn giúp mọi người ít nhiều hiểu thêm các vấn đề liên quan.
“Kết hôn” với Quỹ đầu tư hạnh phúc hay đau buồn?
Trong những ngày qua có chuyện xảy ra giữa quỹ đầu tư và doanh nghiệp Ba Huân lên tiếng chấm dứt hợp tác với nhau. Hai bên đã phải nhờ đến can thiệp của các cơ quan trung ương và báo chí vào cuộc rất nhiều. Chúng tôi có dịp phỏng vấn ông Đỗ Nhân (Chris Don) công tác gần 5 năm tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẽ về các quỹ đầu tư và doanh nghiệp muốn huy động vốn giúp mọi người ít nhiều hiểu thêm các vấn đề liên quan.
Thưa ông Ý nghĩa của tiêu đề bài viết này là gì?
Bạn có thể nghĩ như thế này nhé! Giả sử bạn muốn lấy 1 người chồng giàu có, nổi tiếng và quyền lực trước khi lấy nhau thì chưa ai biết bạn, sau khi lấy nhau về rồi thì bạn được đánh bóng tên tuổi, mọi công việc bạn làm đều được mọi người chú ý và đa số là ủng hộ bạn, thuận lợi vô vàn, ít bị ai cảng trở vì chồng bạn ủng hộ và bạn trở nên có giá (value)
vậy có phải muốn đi nhanh là đi 1 mình và muốn đi xa và nhanh phải đi cùng chồng phải không! (cười).
Ông có thể tự giới thiệu về mình và công ty ông?
Tôi tốt nghiệp cử nhân khoa kinh doanh Tiền tệ, tài chính ngân hàng, sau đó tôi học thêm bằng DBA (chuyên nghành quản trị kinh doanh của học viện Briantracy Int Inc của Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp tôi lấy bằng nghề môi giới và đầu tư chứng khoán và quản lý quỹ tại UBCKNN và làm cho công ty chứng khoán sài gòn được gần 5 năm, chức vụ quản lý OTC Porfolio report cho hơn 12 công ty quản lý quỹ lớn nhất của Vietnam và nước ngoài như:VFM,Vinafund,Vinacapital,Gragon Capital, MKC, Manulife, Prudentail, vietfund, HSBC, JPmorgan chase, fullerton, temasek, Indochina capital …
Hiện giờ tôi làm chủ doanh nghiệp riêng của mình thiên về mua bán doanh nghiệp trong nước và quốc tế Digroups Corp. Công ty chúng tôi chuyên về tư vấn IPO, mua bán sát nhập doanh nghiệp trong nước và tư vấn đầu tư trong nước…
Một số nước thì mua bán doanh nghiệp như tại Canada, Mỹ, Latvia, Cyprus,.. các lĩnh vực mua bán và tư vấn đầu tư như: BĐS,XD, nhà hàng, khách sạn, cây xăng,beauty salon và chuỗi chuyển phát nhanh,thức ăn nhanh….và hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thu xếp vốn cho doanh nghiệp (DN) (M&A)
Thưa ông, thông qua kinh nghiệm làm việc với các quỹ đầu tư thì xin ông chia sẽ 1 số tiêu chí nào để quỹ rót vốn vào?
Rất có nhiều yếu tố và tùy vào tiêu chí các quỹ đều khác nhau, phần lớn các quỹ lựa chọn về mặt doanh thu và lợi nhuận đạt được và để làm sao doanh nghiệp cam kết có tỷ suất hoàn vốn và thời gian hoàn vốn nhanh nhất, thông thường ít nhất là 10-12% cho đến 25% và thời gian hoàn vốn từ 5 đến 10 năm, ví dụ như TGDD được MKC đầu tư và thoái vốn hơn 10 năm với VinaCapital, Dragon Capital, Fullerton, Nikko New Age Asia Equity và Mekong Portfolio Investment Limited rót vốn đầu tư vào Dược Hậu Giang đa số đều có tỷ suất lời nhuận trên 10% và Masan là 83%
Ngoài các chỉ số lợi nhuận thì các quỹ còn đánh giá về ROA, ROI, chỉ số PE (giá trên lợi nhuận) để tính hiệu quả sau khi thoái vốn chỉ số PE càng thấp thì càng tốt với các quỹ đầu tư, hay giá trị sổ sách, giá trị thương hiệu,đội ngũ sáng lập và nhiều chỉ số khác..
Xin cho hỏi thế vậy những doanh nghiệp không có mức tỷ suất lợi nhuận bằng 0 hoặc dưới 10% thì sẽ không được các quỹ đầu tư rót vốn?
Đa phần là vậy, vì tôi thấy đa số tôi làm việc với các quỹ lớn, các yêu cầu cũng khá cao và phải có mùi vị của miếng bánh đó thơm ngon thì họ mới quan tâm và rót vốn (Cười). Nhưng theo tôi được biết ngày nay thì cũng có khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hoặc trong nước đang mở cửa đón nhận các doanh nghiệp SME hoặc Startup khi chỉ cần họ có ý tưởng là có thể rót vốn nhưng cần nhiều điều kiện đi kèm để đảm bảo an toàn vốn.
Vậy theo ông khẩu vị nào thì các quỹ đầu tư quan tâm ?
Đa phần là góp vốn mua CP hoặc M&A về các lĩnh vực công nghiệp như: điện gió, dầu khí, năng lượng và nghành bất động sản, còn lại là các nghành như tiêu dùng, F&B, bán lẻ… như GIC mua BĐS Vinhomes, SCG (Thailand) mua dầu khí Long Sơn, ThaiBev mua Sabeco, hay Mekong mua thế giới di động,Vinacap mua Lọc dầu Bình Sơn và PV Power
Và xu hướng sắp tới sẽ đầu tư vào đâu?
Công nghệ và Năng lượng sạch (đang là xu hướng), ngoài ra, các quỹ nhỏ hơn thì họ quan tâm vào giáo dục, chuỗi bán lẻ, sức khỏe hoặc dịch vụ làm đẹp v.v…
Tình hình hiện nay của các quỹ như thế nào?
Thay đổi rất nhiều, có nhiều quỹ tồn tại và phát triển tốt, cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam (như Vinacapital, Mekongcap, Dragon..), có những quỹ đã phá sản giai đoạn khủng hoảng 2008-2013 và hiện nay xuất hiện nhiều Quỹ đầu tư vào Việt Nam rất lớn, thứ I phải kể đến là Singapore, Thailand, Hàn Quốc và Mỹ
Theo ông ở Việt Nam hay nước ngoài nơi nào gọi vốn dễ hơn?
Theo tôi còn tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp đó như (Sản phẩm dịch vụ, trình độ người sáng lập, tầm nhìn DN, giá trị DN…) nếu DN bạn thực sự tự tin về mọi mặt thì ở nước ngoài sẽ dễ dàng hơn lọt vào mắt xanh các quỹ đầu tư vì ở đó rất nhiều quỹ và nhiều tiền, họ có đủ công cụ để giúp bạn thực hiện hóa ước mơ (Silicon Valley hoặc Singapore chẳng hạn) và họ có thể mang bạn ra thế giới nhanh hơn
Vậy tiêu chí các quỹ đầu tư khi gọi vốn tại các nước là như thế nào?
Ví dụ như Mỹ: họ thiên về con người (nhân lực), chỉ cần có ý tưởng khác biệt và đội ngủ nhà sáng lập có tiềm năng (đam mê, tự tin, cam kết cho đến thành công…) họ sẵng sàng rót tiền.
Còn ở các nước khác, trong đó có Việt Nam theo tôi đa phần thì họ nhìn vào kết quả trước, tức là anh phải thành công,phải có lợi nhuận thì chứng minh anh làm được với cam kết tỷ suất lợi nhuận như họ kỳ vọng và họ rót vốn và thậm chí còn kèm điều kiện ABCD (thế chấp hay ràng buộc mọi thứ) vậy thì mất đi tính nhân văn của đầu tư (dĩ nhiên đã đầu tư là có rủi ro)
Vì sao tại Quỹ đầu tư Việt Nam họ làm vậy, muốn có ràng buộc các doanh nghiệp?
Theo tôi nghĩ , có 2 thứ chính họ đưa ra các ràng buộc
Thứ nhất chắc bị lừa khá nhiều, (gọi vốn dự án ảo, hay số liệu sai lệch, sử dụng vốn sai mục đích…)
Thứ hai Doanh nghiệp khi gọi vốn làm ½ vời, không cam kết như ban đầu,muốn làm 2 -3 thứ, không tập trung vào giá trị cốt lõi doanh nghiệp (ví dụ điển hình là Vinacapital yêu cầu Ba Huân phải bỏ bớt nghành nghề không liên quan để tập trung vào trứng gà và các dịch vụ liên quan đi kèm)
Thời gian qua đã xảy ra vụ “hủy hôn” chấm dứt hợp tác giữa Vinacapital và Ba Huân, Ông suy nghĩ về việc này như thế nào?
Thông tin hàng ngày xảy ra rất nhiều đối với các doanh nghiệp, tôi không để ý cho lắm nhưng vì làm việc nhiều với các quỹ đầu tư nên tôi quan tâm và nêu ra các quan điểm về Quỹ Vinacap như sau:
Vinacap thực sự rất nhiều việc phải làm và họ luôn có những giá trị cốt lõi, tức là họ chỉ quan tâm về đầu tư tài chính (dùng tiền sinh ra lợi nhuận) hoặc đầu tư BĐS cũng mục đích tạo ra lợi nhuận,sau đó hoàn vốn lại kèm cổ tức trả cho các nhà đầu tư, quỹ đầu tư thực ra 1 phần nào cũng giống như ngân hàng
Khẩu vị của họ là muốn doanh nghiệp làm tốt nhất có thể từ con số 0 lên top 10 trên thị trường sau đó 1 thời gian họ sẽ thoái vốn hoặc là họ tiếp tục cover lại những doanh nghiệp sau khi đã bán đi, tái cấu trúc và làm lại cho DN đó tiếp tục kinh doanh có hiệu quả (tham gia vòng 2) có khi vì sợ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản trị sẩy ra rủi ro nên họ vào vị trí ấy để giúp, sau đó đủ kinh nghiệm họ sẽ rời vị trí ấy như Mekongcap từng làm với TGDĐ
Thực ra tôi cũng rất tiếc khi thấy sự hiểu lầm xảy ra và đi đến kết cuộc là hủy bỏ, nhưng đó cũng là điều bình thường, mọi việc đều cũng không quá muộn.
Thế ông có lời khuyên hay chia sẽ gì cho các doanh nghiệp khi muốn “kết hôn” với các quỹ đầu tư?
Theo tôi nếu doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện thì cơ bản nhất là thuê ngoài các công ty tư vấn, công ty Luật, định giá, kế toán, kiểm toán,.. Còn nếu có kinh phí vận hành thì xây dựng hẳn phòng ban: CFO, CEO, phòng pháp chế, phòng định giá… như vậy sẽ chốt deal nhanh hơn tránh mất thời gian và hiểu nhầm các bên
Vậy có cần quá thận trọng với các quỹ đầu tư không?
Theo tôi nghĩ không cần, trên thế giới có nhiều hình ảnh làm chúng ta sợ như con cá mập hay xe tăng (shark or tank) chuyên đi ăn các loài cá con (enterprise) hay đi bắn bump bump hay đi hút máu, bạn đừng lo nên nghĩ làm mình mất đi cơ hội, mà là mọi thứ cần phải win win và mục đích cuối cùng vẫn là thuận mua vừa bán, chỉ khi nào bạn thực sự quản trị kém thì cuộc chơi về tiền bạc bạn sẽ thua và mất cái bạn xây dựng nên.
Vậy đã có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam đã thua?
Theo tôi quan sát thì cũng có vài chục doanh nghiệp lớn bỏ lại DN mình,vấn đề ở chỗ chủ doanh nghiệp đó quản trị tốt và chèo lái con thuyền mình vượt qua khó khăn đó hay không, thông thường nếu doanh nghiệp bền vững thì sau 10 năm mà chịu đựng tốt được thì sẽ giữ được doanh nghiệp, đó là nói về chu kỳ kinh tế (đó là cái thực tế), còn có những chủ doanh nghiệp khi bị giảm bớt về quyền quyết định thì mất mãn, buông suôi và cũng từ bỏ DN mình (nói về cái tình) đó là 2 nguyên nhân chính vừa thực vừa tình đều mất đi DN mình sinh ra.
Vậy như người ta hay truyền tay nhau nói, kinh doanh chung sẽ dễ mất đi tình cảm, vậy có đúng không?
Mâu thuẫn nội bộ luôn rình rập, vì vậy muốn đạt được mục tiêu lớn mà phải có tiếng nói chung, thông thường các tập đoàn lớn như Microsoft hay facebook chỉ có 2-3 người có tiếng nói to nhất,nếu nhiều người nói quá, ai nghe ai? Rồi dẫn đến giận nhau, bỏ nhau, không chịu làm việc cùng nhau, dẫn đến tan rã là vậy, ngoại chưa đánh mà nội đã tan
Nếu là tiêu chí của Doanh nghiệp để chọn quỹ đầu tư thì anh nên có lời khuyên hay chia sẽ gì?
Sử dụng công thức 5W1H để trả lời mình muốn gì?
Who: họ là ai, quỹ nào lớn hay nhỏ, họ có thương hiệu chưa, …
Why: tại sao, phải chọn họ, lý do mình chọn họ để làm gì?
When: khi nào, họ gặp mình làm việc, khi nào họ rót vốn, khẩn cấp cần vốn hay để từ từ.
Where: ở đâu, quỹ trong nước hay ở nước ngoài, nước nào…
What: vấn đề gì, mình đang cần giải quyết vấn đề gì, vốn hay quản trị hay PR, hay cả 3
How: như thế nào, họ sẽ giải quyết vấn đề mình như thế nào, đúng vấn đề mình cần không…
Vậy thì trước khi làm việc quỹ đầu tư mình sẽ làm công việc nội tại của doanh nghiệp là gì?
Bạn phải hiểu rỏ doanh nghiệp của mình, có thể phân tích DN bạn theo mô hình SWOT ( điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội hay thách thức của sản phẩm bạn)
Bạn phải hiểu tài chính của DN mình (doanh thu lợi nhuận vòng quay hàng tồn,vay nợ…)
Bạn cần gì :vốn hay thị trường hay mối quan hệ của quỹ đầu tư?
Bạn cần bao nhiêu và bạn cho họ góp bao nhiêu?
Cuối cùng là mục đích tiền góp đó để làm gì?
Đó là những cái cơ bản nhất mà DN khi đi huy động cần nắm
Xin cám ơn bài viết chia sẽ của Ông Chris Don (Đỗ Nhân)
Mọi chi tiết có thể email về digroupscorp@gmail.com sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm cái nhìn toàn cảnh hơn về lộ trình mua bán DN hay góp vốn vào DN tại VN và nước ngoài hoặc đặt các câu hỏi có thể tư vấn
Bài kế tiếp tôi sẽ chia sẽ về ” Vũ khí mạnh “ nào của Doanh nghiệp để các quỹ đầu tư rót vốn nhanh.
Em ứ chịu cưới chồng giầu đâu
Nó bắt em làm cave và hầu gái, kiểu thủ cưng.