Là người làm kinh tế, đặc biệt là khi trở thành người lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp, thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là kỹ năng quản lý nhân viên. Tuy nhiên, với những doanh nhân tự lập nghiệp, đây đôi khi là một rào cản cần phải vượt qua.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những tips quản lý nhân viên hiệu quả nhất mà mọi doanh nhân, người làm lãnh đạo đều nên biết.
1. Tôn trọng nhân viên của mình và thể hiện sự động viên vô điều kiện
Một trong những tôn chỉ trong kỹ năng quản lý nhân viên chính là tôn trọng những suy nghĩ và quyết định của cấp dưới. Người lãnh đạo cần giữ thể diện cho nhân viên của mình, không nên trách mắng nhân viên trước mặt khách hàng hoặc người thứ ba. Tôn trọng nhân viên chính là cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý với nhân viên của mình. Đây cũng là cách để tạo dựng mối quan hệ gần gũi và kính trọng giữa cấp trên và cấp dưới.
Hãy tỏ ra cho các nhân viên thấy rằng bạn trân trọng những cảm xúc và thật sự lắng nghe ý kiến của họ. Với quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn sẽ dễ dàng phân tâm mỗi khi trò chuyện với cấp dưới của mình và các nhân viên thì lại vô cùng “nhạy cảm” nhận ra ngay điều này.
Bằng cách nhấn mạnh vào những nỗ lực của cấp dưới, ví dụ như: “Tôi đánh giá rất cao cách anh/chị sử dụng phương pháp này” hay “Tôi biết anh/chị đã thực hiện nhiều lần…”, bạn chứng tỏ sự ủng hộ hoặc động viên nhân viên tiếp tục phấn đấu.
2. Xử lý xung đột thông minh
Các xung đột hoặc tranh cãi trong nhóm hoặc giữa các phòng ban sẽ khiến hiệu suất công việc và tinh thần đoàn kết tại các doanh nghiệp giảm sút. Để giải quyết tình trạng này người quản lý nhân viên cần đặt ra các quy định cũng như giới hạn trong quá trình làm việc nhằm duy trì môi trường làm việc thân thiện, ôn hòa. Trong trường hợp người quản lý không có đủ khả năng trực tiếp giải quyết vấn đề có thể tham gia các khóa học quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo nhằm xử lý vấn đề triệt để.
3. Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho nhân viên
Một trong những món quà tuyệt vời nhất bạn có thể dành cho nhân viên của mình đó là tự chịu trách nhiệm cho những việc họ làm. Việc yêu cầu nhân viên tự đưa ra các lựa chọn cho bản thân là bước đầu tiên phát triển tính tự lập cho họ. Chẳng hạn, cấp dưới có thể tự lựa chọn thực đơn hoặc trang phục đi làm, khuyến khích nhân viên có kinh nghiệm xung phong giúp bạn trong những việc như soạn thảo email, chuẩn bị nội dung thuyết trình.
4. Thưởng – Phạt phân minh
Người lãnh đạo luôn phải đặt mình trong tâm thế người đứng giữa, luôn công bằng và phân minh trong mọi vấn đề. Dù là nhân viên ưu tú, tuy nhiên nếu không may mắc lỗi, quản lý vẫn phải răn đe, phê bình hoặc xử phạt nếu cần.
Ngược lại đối với nhân viên đã từng mắc lỗi, nhưng lại lập công, lãnh đạo cần khen ngợi, biểu dương hoặc có phần thưởng phù hợp. Khi xử phạt người quản lý cần nêu rõ lý do, nguyên nhân có như vậy cấp dưới mới tâm phục, khẩu phục.
5. Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm, tạo văn hóa làm việc trong công ty
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tập thể, doanh nghiệp có lớn mạnh, vững bền và tiến xa được hay không đều nhờ vào yếu tố này. Là một người quản lý bạn cần tạo ra lửa và gom chúng thành nhiệt năng, biến các cá thể nhân viên đơn lẻ thành một tập thể lớn, gắn kết mật thiết với nhau. Điều này không chỉ tạo môi trường làm việc thoải mái mà còn tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Bạn có thể tạo điều kiện để nhân viên được cùng tham dự các sự kiện, các khóa học rèn luyện kĩ năng hoặc ăn tối cùng các quản lý trong công ty để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Những hoạt động này trong công ty sẽ làm tăng sự tự tin và hình thành tính hợp tác giữa các nhân viên.
Văn hóa công ty sẽ góp phần tạo nên một chiếc “neo” lưu giữ trải nghiệm và kết nối thế hệ này với thế hệ khác nơi công sở. Chẳng hạn, trong buổi tiệc sinh nhật một nhân vật cấp cao trong công ty, hãy tổ chức một buổi họp mặt đa thế hệ nhân viên để tăng tính đoàn kết.
PV