Đại dịch Covid vẫn là vấn đề nổi bật, gây ảnh hưởng kinh tế toàn cầu kể từ năm 2020, nhưng chính bởi sự bùng nổ dịch bệnh, Việt Nam qua đó vươn lên thể hiện tinh thần vượt khó, băng qua với nhiều thành công, đặc biệt sự bùng nổ thương mại điện tử.
Thương mại điện tử hay chuyển đổi số đang trở thành hai cụm từ nổi bật tại Việt Nam, được tìm kiếm rất nhiều trên Internet, đến nỗi chúng có sự đồng điệu gần như cân bằng, “rất hiếm có” – theo đánh giá của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận có sự tăng trưởng cao, tới 15% trong năm 2020, đạt quy mô 13,2 tỷ USD, được thế giới ghi nhận là con số vô cùng ấn tượng, cao nhất Đông Nam Á, đồng thời thuộc những quốc gia có mức phát triển thương mại điện tử cao nhất thế giới.
Được coi là công cụ hiệu quả để vượt qua những tác động khủng hoảng của dịch bệnh, khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dung cơ hội, thích nghi thành công với kinh doanh trực tuyến để vượt qua khó khăn, bất ổn với mức tăng trưởng hàng trăm phần trăm.
Có thể coi đây cũng như những thành công bước đầu trong công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ khi người tiêu dùng, đặc biệt giới trẻ trở nên quen thuộc với mua sắm trực tuyến, và Việt Nam hiện tại phủ sóng ngập tràn thiết bị thông minh có kết nối Internet.
Đối với Việt Nam, dịch bệnh lần này có thể coi là cơ hội thúc đẩy chương trình chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn khi các địa phương bắt đầu chú ý nhiều hơn tới điều này.
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Quốc gia 2020 của VECOM, Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu toàn quốc, theo sau đó là Hà Nội và các tỉnh như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai.
Dễ dàng nhìn thấy khoảng cách giữa các tỉnh top đầu và cuối như Trà Vinh, Hậu Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Bắc Kạn là rất lớn trong báo cáo, tuy nhiên sau 6 năm kể từ năm 2016, khi đại dịch bùng phát, chỉ số năm nay có sự thay đổi khi khoảng cách ấy bắt đầu có sự rút hẹp lại.
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử được VECOM thực hiện trong suốt 9 năm qua với các nhóm nghiên cứu chính về hạ tầng và nhân lực hoạt động thương mại điện tử, sự phát triển về giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) trong thương mại điện từ và giao dịch liên quan tới chính phủ.
Năm nay có tới 5000 doanh nghiệp khảo sát, 90% trong số đó là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, còn lại là doanh nghiệp vốn nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Tập chung chủ yếu vào hai lĩnh vực chính là bán buôn và bán lẻ
Theo đó, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh bỏ xa nguồn nhân lực và hạ tầng so với các địa phương, ngay cả về địa phương xếp thứ 3 là Đà Nẵng, có chỉ số gấp đôi chỉ số trung bình (điểm trung bình là 16,38). Hai tỉnh xếp kế cận là Bình Dương và Hải Phòng cũng không bỏ quá xa so với chỉ số này.
Điều này thể hiện việc các tỉnh còn lại của Việt Nam có mức độ tương quan tương đối, và cần có sự bứt phá tiếp theo – đánh giá từ đại diện VECOM khi chia sẻ về báo cáo năm 2020.
Đối với đánh giá trong giao dịch B2C, Hà Nội được nhận định mạnh gấp gần 10 lần so điểm trung bình, còn Tp. Hồ Chí Minh là tới tận 12 lần so với trung bình.
Đà Nẵng tiếp tục ở vị trí thứ 3 tuy chỉ trên mức trung bình hơn 1 điểm, Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục duy trì trong top 5 tỉnh đứng đầu
Đối với B2B, điểm bình quân là 6,8 điểm thì Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn dẫn đầu toàn quốc và top 5 tỉnh đứng đầu còn có Bình Dương, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Có thể thấy rõ qua bảng điểm số này Hải Phòng đang trở thành tỉnh phát triển thương mại điện tử rất tốt.
Thương mại điện tử được tin là công cụ giúp các địa phương vượt khó rất nhanh, đặc biệt là các địa phương có liên quan đến lĩnh vực về nông nghiệp. Khi chúng ta nghĩ đây là lĩnh vực khó nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia VECOM, thương mại điện tử hoàn toàn có thể hỗ trợ rất nhiều bài học về bán hàng nông sản.
Điều quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì sức lực bền bỉ để phát triển chuyển đổi số và để nâng cao chỉ số EBI của tỉnh thành, cần có sự phối hợp của các Sở Công thương với các đơn vị trong doanh nghiệp, các ban ngành khác để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển tốt hơn nữa.