Nhìn lại thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững sự ổn định mặc dù thời gian dịch COVID-19 kéo dài. Theo thống kê, hiện nay tại Việt Nam có hơn 3000 doanh nghiệp start-up đang hoạt động. Những thành tích này phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp doanh nhân trẻ. Vậy họ là những người như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích những tố chất mà một doanh nhân trẻ cần có để đạt được thành công!
1. Nỗ lực không ngừng nghỉ
Kinh doanh là một nghề rất phong phú và liên tục đòi hỏi rất nhiều, không thiếu những cạm bẫy có thể phá vỡ hoặc tiêu diệt doanh nghiệp của bạn. Doanh nhân thành công biết rõ điều này, và chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ – từ phát triển sản phẩm, bán hàng và tiếp thị – đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mình để đạt được thành công. Thay vì tìm kiếm đường tắt, doanh nhân thực sự dùng hết sức lực vào việc kinh doanh khi có cơ hội, và khi đạt được mục tiêu, họ lại bận rộn với muôn kế hoạch khác.
2. Siêu tập trung
Chia sẻ với Văn hóa Doanh nhân Việt Nam, một nữ Giám Đốc cho rằng: “Thực chất lúc còn trẻ, tôi không phải là người có thành tích học xuất sắc, bởi có lẽ tôi không thể quá tập trung khi cố nhồi nhét kiến thức vào đầu. Nhưng khi bắt đầu kinh doanh và khởi nghiệp, tôi thực sự đam mê, và có động lực để tập trung một cách cao độ, chịu được mọi áp lực để làm việc. Khi chúng ta kết nối với một thứ gì đó, sẽ không có gì có thể cản được chúng ta tiến đến mục tiêu của mình.”
Việc tập trung đặc biệt sẽ giúp bạn có động lực làm việc mà quên đi thời gian và áp lực, thậm chí làm được những điều mà bản thân đã từng cho là “phi thường” và không thể chạm tới.
3. Kỷ luật tạo nên sức mạnh
Đối với nhiều người mà đặc biệt là giới trẻ hiện nay, kỷ luật là một khoản phụ. Kỷ luật đòi hỏi suy nghĩ nhiều hơn, cố gắng tập thể dục, thức dậy đúng giờ hoặc làm bất cứ điều gì khác tốt hơn là dành thời gian giải trí. Để trở thành doanh nhân thành công, kỷ luật là bình thường. Đó là một điều kiện tiên quyết áp dụng vào tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của họ.
Chúng ta không cần phải là một nhà lãnh đạo quân sự mang theo phong cách quân đội để có kỷ luật, nhưng bạn cần phải biết những gì mình muốn và phải chuẩn bị tâm lý làm bất cứ điều gì để đạt được thành công.
4. Không sợ thất bại
Suy nghĩ phổ biến của các doanh nhân cố thành công kiểu ồ ạt là Steve Jobs hay Jeff Bezos là các nhà lãnh đạo không phạm sai lầm bao giờ. Đây chắc chắn không phải sự thật. Doanh nhân thành công, ngay cả những ngôi sao nhạc rock, nhiều người thành công khác cũng thường mắc sai lầm. Nhưng hơn hết, họ không sợ phạm sai lầm và họ biết làm như nào để học hỏi từ những lần vấp ngã đó.
Những sai lầm là điều tốt và bình thường, các doanh nhân càng sớm nhận ra điều đó thì càng tốt. Đừng lãng phí thời gian làm tất cả mọi thứ bạn có thể để tránh những sai lầm hoặc tự trách mình khi mắc phải sai lầm. Thừa nhận sai lầm, tìm ra cách để bạn có thể sửa chữa sai lầm đó, và tiến lên phía trước.
5. Tư duy trực quan
Người ta hay nói rằng trăm nghe không bằng một thấy. Kiểu suy nghĩ này cực kì phổ biến ở những người rất thành công: tác giả Jonathan Franzen thường bịt mắt và bịt tai viết tiểu thuyết, để đắm mình hoàn toàn vào quá trình sáng tác.
Giám đốc điều hành của Nike, Mark Parker, thậm chí còn đi xa hơn với việc cân bằng cả hai bán cầu não của mình bằng cách có hai cuốn sổ cùng một lúc, một để phác thảo còn một để ghi chú.
6. Chớp lấy thời cơ bất kể thời gian và hoàn cảnh.
Đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất, thậm chí là cơ hội trong những khó khăn của mình.
“Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu”, Raquel Richardson, chủ một hãng marketing nói. “Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể luận bàn về công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Đảm bảo mình luôn trong tình trạng lên dây trước mọi cơ hội tiềm ẩn, chứ không tự đặt mình vào thế bị động khi nó xuất hiện.
Các doanh nhân kỳ cựu có thể nhìn thấy cơ hội mà những người khác bỏ qua. Họ không nhất thiết phải phát minh ra một sản phẩm mới; họ chỉ cần biết cách tạo ra nhu cầu cho một cái gì đó đã tồn tại.
PV