đọc tin nhanh

Biện pháp thanh tra, kiểm tra thiếu hợp lý của nhiều cơ quan quản lý đã gây phiền hà, khó khăn cho không ít doanh nghiệp.

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội sáng 9/6, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) ghi nhận sự ra đời của Nghị quyết 35 đã tạo động lực phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra sự sách nhiễu của các cơ quan quản lý, tác động tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi năm doanh nghiệp đón tiếp 6-7 đoàn kiểm tra

Việc doanh nghiệp than phiền phải thường xuyên tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các cuộc gặp, tiếp xúc cử tri đã được vị đại biểu tỉnh Bình Phước thuộc nằm lòng. “Cũng đúng, bài học nhãn tiền Formosa còn đó, buộc các cấp thẩm quyền phải siết chặt kiểm tra. Nhưng sự chồng chéo, trùng lặp đã gây phiền hà, sách nhiễu khiến doanh nghiệp khó tập trung kinh doanh”, ông nói.

Ông dẫn chứng, một doanh nghiệp chế biến mủ cao su tại Bình Phước bị phạt, đóng cửa sản xuất 3 tháng chỉ vì lý do “tự thay đổi dây chuyền xử lý nước thải hiện đại hơn, nhưng không đúng quy định”. Sau đó, cũng chính cơ quan thanh tra lại ra văn bản huỷ bỏ quyết định đóng. “Thiệt hại do quyết định tuỳ tiện đó, không ai khác, doanh nghiệp phải gánh chịu”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

doanh-nghiep-bi-dong-cua-vi-tu-y-dau-tu-may-moc-hien-dai

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh

Vị đại biểu tỉnh Bình Phước kể thêm chuyện thực tế xảy ra với Giám đốc doanh nghiệp, nguyên là đại biểu Quốc hội khóa trước than phiền, việc thường xuyên bị gây khó trong hoạt động kinh doanh và phải thường xuyên tiếp cùng lúc đoàn thanh tra môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… và bị kéo dài thời gian xin giấy phép.

Dẫn lại những trường hợp cụ thể, ông Tuấn Anh cho rằng đã phần nào cho thấy khó khăn thực tế mà doanh nghiệp gặp phải. “Chỉ vì sự tắc trách khiến doanh nghiệp khốn đốn, lao đao. Điều này sẽ càng bồi thêm, làm mất niềm tin của doanh nghiệp”, ông nói. Điều này cũng đã được thể hiện gián tiếp trong báo cáo của Chính phủ khi Việt Nam chỉ xếp thứ 82/189 quốc gia về xếp hạng môi trường kinh doanh dù năm 2016 có tăng 9 bậc.

Cứ 10 doanh nghiệp lập mới thì 9 doanh nghiệp ‘chết’

Theo báo cáo Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trình Quốc hội, 4 tháng đầu năm 2017 lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động đã tăng kỷ mục. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, cả nước có hơn 39.500 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng cũng có trên 31.000 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Kết quả hình ảnh cho Doanh nghiệp bị đóng cửa vì ‘tự ý đầu tư máy móc hiện đại’

“Cứ 10 doanh nghiệp ra đời thì gần 9 doanh nghiệp rời thị trường, Con số này khiến chúng ta không thể lạc quan”, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhận xét.

Chia sẻ tâm tư này, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ, cần đánh giá và nhìn nhận đầy đủ về tỷ lệ lớn doanh nghiệp đóng cửa, giải thể.

“Phải chăng có vấn đề rào cản của lợi ích cục bộ ở đây xuất phát từ thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một số bộ phận công chức?”, ông Tám nêu.

Bên cạnh đó, ông Tám cũng đề cập đến tình trạng đầu tư không đồng đều giữa lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp ngành này đa số có quy mô nhỏ hơn, đầu tư ở những vùng thuận lợi, còn vùng khó khăn thì rất ít.

“Gần đây đã có những doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao nhưng con số vẫn chưa đạt mong muốn”, ông nói, đồng thời cho rằng điều đó khiến nút thắt cổ chai trong việc liên kết 4 nhà ở ngành nông nghiệp vẫn chưa được tháo gỡ.

Theo Vnexpress.net